1. Giới thiệu Relay Schneider
Relay Schneider là một công tắc vận hành bằng điện, được sử dụng khi cần kiểm soát một mạch điện qua một tín hiệu công suất thấp, hoặc trong trường hợp một số mạch phải được kiểm soát bởi một tín hiệu. Relay Schneider được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động hóa đặc biệt trong các nhà máy.
2. Phân loại Relay Schneider
Theo cách mắc cơ cấu:
- Rơ le thứ cấp: Mắc vào mạch qua biến áp đo lường hay biến dòng điện
- Rơ le sơ cấp: Mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ
Theo nguyên lý tác động:
- Rơ le không tiếp điểm, rơ le tĩnh: Tác động qua việc thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như điện trở, điện cảm, điện dung,…
- Rơ le có tiếp điểm: Tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm
Theo nguyên lý làm việc
- Rơ le số
- Rơ le từ
- Rơ le điện cơ, rơ le điện từ, rơ le điện từ phân cực, rơ le cảm ứng
- Rơ le điện từ bán dẫn, vi mạch
- Rơ le nhiệt
Theo đặc tính tham số:
- Rơ le công suất
- Rơ le dòng điện
- Rơ le tổng trở
2.1. Chức năng của Relay Schneider
- Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc đảm bảo độ an toàn cao.
- Chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử dụng giống với một tín hiệu điều khiển.
- Sử dụng một vài rơle để cung cấp các chức năng logic đơn giản như ‘AND,’ ‘NOT,’ hoặc ‘OR’ cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn.
- Cách ly các mạch điều khiển khỏi mạch tải hoặc mạch được cấp điện AC khỏi mạch cấp điện DC.
3. Nguyên tắc vận hành của Relay Schneider
Các bước cơ bản xảy ra khi relay cơ điện được cấp điện và bị ngắt điện:
- Điện được cung cấp đến cho cuộn dây tạo ra từ trường.
- Từ trường chuyển thành lực cơ học qua cách hút phần ứng.
- Phần ứng động đóng/mở một hoặc nhiều tiếp điểm điện
- Các tiếp điểm cho phép chuyển mạch điện sang tải như động cơ, bóng đèn
- Sau khi điện áp cuộn bị loại bỏ, từ trường biến mất, các tiếp điểm tách ra và trở về vị trí “bình thường”
- Các tiếp điểm có thể thường đóng hoặc thường mở
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.